Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội làng An Hải đặc sắc của ngư dân Đà Nẵng

Lễ hội làng An Hải là một trong những lễ hội có quy mô lớn của ngư dân Đà Nẵng. Cùng khám phá ngay nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội này nhé!

1 Đôi nét về lễ hội làng An Hải

Nguồn gốc lễ hội làng An Hải

Theo dân gian truyền lại, làng An Hải được khai phá và lập nên bởi một người phụ nữ có tên là Bà Thân, một lưu dân từ phía Bắc. Lúc đầu, làng chỉ có 6 tộc, sau này dần phát triển lên nhiều phái nhánh và hình thành nên nhiều phong tục, tập quán đa dạng khác nhau.

Theo lịch sử, nhà Nguyễn đã cho xây dựng thành An Hải ở phía đông của sông Hàn cùng với thành Điện Hải ở phía tây nhằm bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Nơi đây là địa điểm ghi dấu nhiều chiến công lịch sử. Trong cuộc chiến tranh chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 01/09/1858, cả hai thành đã bị hư hại nghiêm trọng nhưng đến năm 2000, lễ hội được tổ chức trở lại và được giữ gìn trong suốt hơn 20 năm qua. Hiện nay, lễ hội làng An Hải được tổ chức vào ngày 10 - 11 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Nguồn gốc lễ hội làng An HảiNguồn gốc lễ hội làng An Hải

Ý nghĩa lễ hội làng An Hải

Lễ hội làng An Hải được tổ chức nhằm ghi nhớ công ơn lập làng cũng như tôn vinh những giá trị văn hóa của con người nơi đây. Dù đã trải qua nhiều năm nhưng nhưng những chiến công, hào quang của lịch sử vẫn còn vang vọng.

Ý nghĩa lễ hội làng An HảiÝ nghĩa lễ hội làng An Hải

2 Nghi thức lễ hội làng An Hải

Lễ hội làng An Hải được tổ chức trong không gian trang trọng, linh thiêng tại đình An Hải. Nghi thức bắt đầu với phần thỉnh văn khai mạc của các cán bộ địa phương, sau đó người dân sẽ tiến hành dâng lễ tế với lễ vật đã được chuẩn bị trước. Sau khi kết thúc phần lễ tế, người dân trong làng sẽ cùng nhau tưởng nhớ những truyền thống của dân tộc trong lịch sử và tập trung ra sông để cổ vũ cuộc thi lắc thúng. Đây là môn thể thao đặc trưng của làng An Hải.

Nghi thức lễ hội làng An HảiNghi thức lễ hội làng An Hải

3 Các hoạt động hấp dẫn trong phần hội của lễ hội làng An Hải

Phần hội luôn là phần được rất nhiều người mong đợi. Phần hội sẽ được kéo dài từ sáng đến tận khuya với không khí vô cùng náo nhiệt, sôi nổi với những hoạt động hấp dẫn.

  • Buổi trưa: Sau khi cuộc thi lắc thúng mở màn kết thúc sẽ đến các trò chơi truyền thống như đập niêu, thổi cơm thi, cờ tướng, kéo co. Bên cạnh đó còn có những môn thể thao hiện đại như cầu lông, điền kinh,...
  • Buổi chiều: Hội thi múa lân và cũng là thời điểm mọi người nghỉ ngơi.
  • Buổi tối: Các tiết mục văn nghệ, vở tuồng với chủ đề về cuộc sống của con người năm xưa và nhiều tiết mục hấp dẫn khác.

Các hoạt động hấp dẫn trong phần hội của lễ hội làng An HảiCác hoạt động hấp dẫn trong phần hội của lễ hội làng An Hải

4 Kinh nghiệm đi lễ hội làng An Hải

Khi đi tham gia lễ hội làng An Hải, bạn cần lưu ý một số vấn đề để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm đi lễ hội làng An Hải dành cho bạn:

  • Tìm hiểu, tham khảo đường đi đến lễ hội để việc di chuyển được dễ dàng hơn.
  • Nắm rõ giờ khai mạc để không bỏ lỡ bất kỳ hoạt động nào.
  • Lưu ý về văn hóa ở địa phương, tôn trọng các nghi thức và quy định khi tham gia vào lễ hội.

Kinh nghiệm đi lễ hội làng An HảiKinh nghiệm đi lễ hội làng An Hải